Bạn có muốn biết mắt kính làm bằng gì không?
Ngày xưa, tròng kính râm chỉ đơn giản được làm bằng thủy tinh. Hiện nay, với công nghệ sản xuất hiện đại. Các nhà sản xuất mắt kính cho ra đời nhiều loại mắt kính với các chất liệu plastic khác nhau có tính năng khác nhau, phù hợp với nhiều yêu cầu sử dụng và túi tiền của mỗi người. Loại plastic đặc biệt này được gọi là polycarbonate, có khả năng chịu được độ va chạm mạnh và chống tia cực tím. Có một loại kính đặc biệt tên là high index (rõ hơn là high index of refraction, nghĩa là chỉ số khúc xạ cao) có khả năng chống được lượng cực tím lớn và độ dày của kính cũng mỏng hơn.
Bạn có muốn biết mắt kính làm bằng gì không?
Ngày xưa, tròng kính râm chỉ đơn giản được làm bằng thủy tinh. Hiện nay, với công nghệ sản xuất hiện đại. Các nhà sản xuất mắt kính cho ra đời nhiều loại mắt kính với các chất liệu plastic khác nhau có tính năng khác nhau, phù hợp với nhiều yêu cầu sử dụng và túi tiền của mỗi người. Loại plastic đặc biệt này được gọi là polycarbonate, có khả năng chịu được độ va chạm mạnh và chống tia cực tím. Có một loại kính đặc biệt tên là high index (rõ hơn là high index of refraction, nghĩa là chỉ số khúc xạ cao) có khả năng chống được lượng cực tím lớn và độ dày của kính cũng mỏng hơn.
Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, các loại kính không đạt chuẩn khi người dùng đeo vào không thể ngăn được tia cực tím, tiếp xúc liên tục với ánh sáng tia cực tím có thể gây ra các chứng bệnh như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và thậm chí là rơi vào tình trạng viêm giác mạc.
Hơn thế, các loại kính mang mác “hàng hiệu” rẻ tiền được sản xuất từ các vật liệu không đảm bảo chất lượng, các vật liệu làm gọng kính thường là nhựa cứng, khi người dùng đeo vào sẽ cảm giác đau ở hai bên thái dương do gọng kính kẹp chặt, gây cảm giác đau đầu chóng mặt.
Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng, phơi nhiễm thái quá với ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ bị đục thể thủy tinh, một số bệnh ung thư của mắt.
Trong đó, các tia UV từ ánh sáng mặt trời được cho là nguyên nhân chính gây ra một số bệnh lý cho mắt, trên phần bề mặt nhãn cầu như giác mạc, thể thủy tinh…
Do đó, khi chọn lựa kính bảo vệ mắt trong mùa hè, mọi người phải chọn lựa kính có nhãn mác, kính phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, được nhà sản xuất cam kết, đảm bảo chống tia UV.
Việc mua các kính đen, kính râm rẻ tiền ở lề đường không đạt chất lượng có thể sẽ cản ánh sáng, làm giảm lượng ánh sáng vào mắt. Và để nhìn được rõ hơn, đôi mắt lại phải tự điều tiết bằng cách giãn to đồng tử hơn. Việc liên tục phải giãn to đồng tử do thiếu ánh sáng khiến mắt làm việc nhiều, dẫn đến mỏi mệt, tia UV gây hại cũng có cơ hội xâm nhập vào mắt nhiều hơn và gây bệnh ở mắt.
Sẽ nguy hại như thế nào nếu lựa chọn kính không đạt chuẩn?
Gây mẩn đỏ xung quanh mắt: Các loại gọng kính đều được mạ các chất bên ngoài để đánh bóng, người mua sẽ bắt mắt bởi sự bóng bẩy của kính, khi đeo vào gọng kính áp chặt vào da mặt, và mồ hôi tiết ra, các chất có trong gọng kính sẽ thẩm thấu vào da, gây dị ứng, đỏ da, mẩn ngứa, nổi mụn nước.
Nguy hại cho mắt: Khi ra nắng, đồng tử sẽ phản ứng với cường độ ánh sáng khiến mắt chúng ta nheo lại để bảo vệ mắt. Nếu dùng kính màu, lượng ánh sáng thu được thấp hơn thực tế trong khi đồng tử mắt vẫn giãn to như bình thường. Trong khi đó, mắt kính không có khả năng lọc tia UV nên bạn có thể sẽ phải tiếp nhận một lượng lớn tia này lọt vào mắt, gây tổn thương cho mắt như viêm giác mạc, bỏng võng mạc, tổn thương đáy mắt, thậm chí có thể bị mù.
Gây lóa mắt và chóng mặt: Kính râm kém chất lượng không có màng lọc tia UV có thể dẫn đến rối loạn điều tiết, ảnh hưởng đến thị giác... Các loại mắt kính kém chất lượng có độ cong của mắt kính, tâm mắt không chuẩn, sai số chênh lệch rất nhiều, khi đeo vào một lúc lâu sẽ gây đau đầu, chóng mắt, buồn nôn.
Màu sắc của kính ảnh hưởng như thế nào đến mắt
- Kính màu vàng, cam lọc được cả những tia lam, tia tím nhưng lại làm màu sắc cảnh vật bị xáo trộn. Các loại kính này nếu không được lựa chọn và kiểm tra cẩn thận có thể làm một số bạn vốn tiềm tàng bệnh về mắt bị chóng mắt, thậm chí mất khả năng xác định màu trong một thời gian ngắn.
- Kính xanh hoặc hổ phách có thể giúp bạn nhìn vật ở xa dễ dàng hơn, ngay cả dưới ánh sáng mờ nhưng tròng nhựa màu xanh có thể gây khó phân biệt màu sắc, đặc biệt là màu sắc đèn giao thông. Quan trọng nhất là không phải kính có tròng xanh nào cũng bảo vệ bạn khỏi tia cực tím.
Thế nào là kính râm đạt chuẩn
Tác dụng chính của kính râm là để chắn bụi và chống tia UV (tia tử ngoại) - một loại tia có khả năng gây tổn thương cho mắt nếu tiếp xúc quá lâu. Để một chiếc kính râm đạt chuẩn đòi hỏi phải đảm bảo 3 tiêu chuẩn cơ bản sau:
- Theo tiêu chuẩn Úc, kính được chia làm 5 hạng, từ 0 đến 4, hạng 4 có mức độ bảo vệ mắt tốt nhất và hạng 0 là thấp nhất. Theo đó, loại kính có ký hiệu AS 1067 là loại không có khả năng chống tia cực tím.
- Tiêu chuẩn của Mỹ thì kính râm đảm bảo cần có khả năng giữ cho tia UVB đi qua không quá 1% và tia UVA đi qua không quá 0,5 lần so với mức đi qua của ánh sáng nhìn thấy.
- Tiêu chuẩn châu Âu với 3 hạng, mức 0 không có khả năng ngăn tia UV và mức 3 có thể ngăn được hoàn toàn.
Để bảo vệ đôi mắt trong mùa hè, các chuyên gia nhãn khoa khuyến cáo:
- Chọn kính râm có gắn mác loại trừ 100% tia UV: Nên dùng kính ngăn được cả tia UV A và B, kính gắn mác UV400 hoặc 100% UV protection.
-Chọn gọng kính có vành rộng sao cho ánh sáng không thể đi vào mắt bạn từ phía bên.
- Nếu bạn dùng kính tiếp xúc loại chống tia UV vẫn nên đeo thêm kính râm bổ trợ.
- Đội mũ, nón rộng vành khi ra ngoài trời để bảo vệ đôi mắt
- Hạn chế đi ra nắng vào buổi trưa, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt.
- Bạn cũng nên nhớ, bóng mây không cản được tia UV: Tia xạ trong ánh sáng mặt trời có thể xuyên qua mây mù, gây hại cho chúng ta quanh năm chứ không phải chỉ riêng mùa hè.
Trong trường hợp tất cả các biện pháp ngăn ngừa đã thực hiện mà bạn vẫn bị bỏng rát mắt, chảy nước mắt giàn giụa, giảm thị lực sau khi tắm nắng quá mức hãy tự sơ cứu như sau:
- Chườm lạnh quanh mắt, đắp khăn lạnh.
- Nhỏ nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý liên tục.
- Đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt gần nhất.
Trên là những thông tin bổ ích giúp bạn có thể tránh xa những sai lầm khi lựa chọn kính râm. Nhưng nếu bạn không đủ tự tin để lựa chọn cho mình một chiếc kính đúng “chuẩn”, bạn có thể đến những cơ sở uy tín nhờ sự tư vấn của các chuyên gia để có được một chiến kính phù hợp cho mình.
Tin khác
Tin tức - sự kiện
Video clips
Khách hàng nói gì về kính mát Đăng QuangÝ kiến khách hàng