Khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển thì tròng kính chủ yếu làm bằng chất liệu thủy tinh, nó có ưu điểm là ít trầy xước, giữ được độ trong suốt lâu, nhưng kính thường nặng, nhất là những kính có độ cao, dễ vỡ và không an toàn cho người sử dụng. Ngày nay các loại kính bằng chất liệu thủy tinh ít được sử dụng nữa mà người ta thay thế bằng nhiều loại vật liệu tổng hợp ưu việt hơn.
Chất liệu tròng
Tròng kính PLASTIC: có ưu điểm nhẹ hơn, khó vỡ khi va đập, có thể nhuộm màu dễ dàng, nhưng dễ trầy xước do mềm hơn thủy tinh và để lâu thường bị lão hóa, ngả vàng. Hiện nay được khắc phục bằng cách phủ lên bề mặt lớp chống trầy để bảo vệ tròng không bị trầy xước do va chạm. Tròng Ormar – PC hay tròng kính CR-39 (Columbia Resin 39th) với độ chiết xuất là 1.50. Sau đó các thế hệ kính bằng CR-39 với độ chiết xuất cao hơn đã lần lượt ra đời, nó cứng hơn , mỏng hơn, độ trong suốt cao hơn, tuổi thọ cao hơn. Ngày nay phổ biến là các loại tròng có chiết xuất 1.56 – 1.61 – 1.67 và loại mới nhất là 1.74 (chưa có trên thị trường VN).
Tròng kính POLYCARBONATE: có nhiều đặc tính vượt trội hơn tròng thủy tinh và plastic, chất liệu này cứng hơn các loại kính khác nên có tính chống va đập cao, tròng mỏng, khó vỡ, chống tia UV tốt nên rất an toàn. Loại mắt kính này nhẹ và dùng rất phù hợp cho loại gọng kính bắt ốc, kính thời trang, thể thao mà không cần có khung viền đỡ xung quanh.
Tròng kính TRIVEX: Có tính năng như mắt kính polycarbonate (trong suốt, mỏng, nhẹ, khó vỡ và chống tia cực tím) nhưng còn thêm ưu điểm nữa là có độ dẻo (dễ uốn nắn) và khả năng định hình cao (phục hồi trạng thái khi bị biến dạng). Tròng trivex là tiêu biểu cho sự đột phá về công nghệ tròng kính, đây là loại tròng đắt tiền, hiện vẫn chưa có trên thị trường Việt Nam.
Tròng kính POLARIZED:Tròng phân cực được phủ một lớp phim phân cực, giúp hấp thụ tia sáng chói, thanh lọc ánh sáng từ nhiều chiều đi tới thành một chiều. Lớp phim này được giữ chặt giữa hai lớp tròng nên chúng không thể bong ra được. Đây chính là loại tròng chống chói, hấp thụ tia phản xạ và khúc xạ, thích hợp sử dụng nhìn các bề mặt ngang như hồ nước, mặt đường, kính ô tô, đi câu, lái xe trên đường cao tốc, thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng như truền hình.
Tròng kính PHOTOCHROMIC: vật liệu đổi màu. Tròng kính khi đeo trong bóng râm thì có độ trong suốt, nhưng khi ra nắng thì tròng kính thay đổi màu theo cường độ của ánh sáng, giúp cho cặp tròng có tác dụng bảo vệ như một loại kính mát, trong khi vẫn đảm bảo tác dụng nhìn rõ của kính thuốc. Vật liệu này gồm 2 loại :
+ Photo XX – Transition: lớp phim nằm dưới mặt kính. Loại sản phẩm này đắt tiền, tròng kính có màu thay đổi khi ra ngoài nắng hay vào trong nhà. Khi ánh sáng càng mạnh thì màu kính càng sậm, giúp cho mắt nhìn khỏi chói, mát mắt, đỡ nhức đầu, thông thường thời hạn sử dụng kéo dài được 2 năm.
+ Photo X : thành phần nguyên tử đổi màu được trộn vào vật liệu, gồm ba nguồn: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. có thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm tùy hãng sản xuất.
Các lớp bảo vệ
Lớp màu
Là lớp áo ngoài làm giảm lượng ánh sáng vào mắt, nhằm mục đích thẩm mỹ và thời trang, cải tiến với nhiều gam màu…
Tia cực tím có nguồn gốc chủ yếu từ ánh sáng mặt trời (gốc UVC, UVB, UVA – nguy hiểm nhất)…
Lớp chống ánh sáng xanh
Ánh sáng màu xanh điển hình cho loại ánh sáng được phát ra từ thiết bị điện tử như bóng đèn tiết kiệm năng lượng, điện thoại, tivi...
Lớp chống tia điện từ
Lớp chống tia điện từ hay còn gọi là lớp mạ tĩnh điện là lớp mạ nhằm giảm sức hút tĩnh điện của tròng kính…
Lớp chống trầy / lớp tráng cứng
Lớp phủ này làm tăng độ cứng của tròng và tăng khả năng chống trầy xước bề mặt. Lớp chống trầy ứng dụng cho các các loại tròng plastic dễ trầy…
Lớp chống phản quang / chống chói
Lớp phủ này hình thành do được phủ nhiều lớp bảo vệ làm tăng ánh sáng thẳng vào mắt. Lớp phủ này giúp loại trừ tia khúc xạ…
Lớp chống bám nước / lớp váng dầu
Lớp phủ này làm cho những lớp hơi sương hay nước bám trên tròng kính, gây mờ, khó quan sát, sẽ tụt đi dễ dàng…
và một số lớp chuyên dụng khác như : chống phản chiếu bề mặt , lớp chống bám bụi .....
Tóm lại dù tròng kính được làm bằng chất liệu gì thì vẫn phải đạt các yêu cầu cơ bản sau đây:
– Đồng nhất và trong suốt
– Có độ bền tốt, không dễ vỡ, không dễ xước (nhất là loại kính nhựa)
– Đảm bảo độ thẩm mỹ (chiết xuất cao và nhẹ): mỏng, nhẹ, sáng.
– Ngăn chặn được tia cực tím khi ra nắng, nhìn được chính xác, không gây lóa mắt, không làm mỏi và bảo vệ được mắt.
Trong thực tế có nhiều loại tròng kính được sản xuất với công nghệ và chất lượng thấp, nhưng vẫn được chào bán với những đặc tính ưu việt mà người sử dụng thiếu kinh nghiệm không thể nhận biết được, đặc biệt là các loại hàng trôi nổi, không rõ xuất xứ nguồn gốc, có thể gây ảnh hưởng lâu dài tới thị lực và các bệnh lý tại mắt. Vì vậy cần tìm hiểu kỹ thông tin và chọn mua kính tại các cơ sở có uy tín, có sự tư vấn của chuyên viên khúc xạ hoặc bác sĩ chuyên khoa mắt.
Tin khác
Tin tức - sự kiện
Video clips
Khách hàng nói gì về kính mát Đăng QuangÝ kiến khách hàng