Các tiêu chuẩn mắt kính:
Tác dụng chính của kính râm là để chắn bụi và chống tia UV (tia tử ngoại) – một loại tia có khả năng gây tổn thương cho mắt nếu tiếp xúc quá lâu. Có ba tiêu chuẩn cơ bản nhất để xác định khả năng ngăn tia UV của kính râm:
– Theo tiêu chuẩn của Úc, kính được chia làm 5 hạng, từ 0 đến 4, hạng 4 có mức độ bảo vệ mắt tốt nhất và hạng 0 là thấp nhất. Theo đó, loại kính có ký hiệu AS 1067 là loại không có khả năng chống tia cực tím.
– Tiêu chuẩn của Mỹ thì kính mát đảm bảo cần có khả năng giữ cho tia UVB đi qua không quá 1% và tia UVA đi qua không quá 0,5 lần so với mức đi qua của ánh sáng nhìn thấy.
– Tiêu chuẩn châu Âu với 3 hạng, mức 0 không có khả năng ngăn tia UV và mức 3 có thể ngăn được hoàn toàn.
Khả năng chống tia UV
Nếu bạn nghĩ rằng kính râm đơn giản là chỉ khiến cho mình “mát mắt” hơn thì có lẽ bạn đã nhầm. Hầu hết các loại kính râm đạt tiêu chuẩn đều có khả năng lọc tia UV.
Khả năng lọc UV của kính râm phụ thuộc nhiều phải màu sắc và chất liệu của kính. Về màu sắc thì màu hổ phách và màu xám được cho là lọc tia UV tốt nhất. Ngoài ra, kính màu đồng hoặc màu nâu đỏ cũng lọc ánh sáng xanh khá tốt, tốt hơn các màu khác. Về chất liệu của kính thì kính làm bằng polycarbonate, CR39 có khả năng lọc khoảng 50% tia UV. Khả năng lọc tia UV là một trong những tiêu chí hàng đầu khi bạn chọn mua một chiếc kính mát, bởi vậy hãy quan tâm đến chất liệu và màu sắc của kình bạn nhé!
Màu mắt kính
Như đã nói ở trên, màu sắc của kính là một phần quan trọng ảnh hưởng đến khả năng lọc tia UV. Ngoài ra, màu mắt kính còn góp phần ảnh hưởng đến khả năng nhận biết màu sắc xung quanh.
Các màu kính thông thường như xám, nâu và xanh ve ít gây xáo trộn màu sắc cảnh vật nhất nên dù bạn đeo lâu, khả năng nhận biết màu sắc của mắt vẫn được an toàn.
Chính vì vậy mà dù đeo lâu thì bạn vẫn cảm thấy vô cùng thoải mái.
- Ngược lại, kính màu vàng, cam tuy lọc được tia lam, tia tím nhưng lại làm màu sắc cảnh vật bị xáo trộn. Nếu bạn không quen đeo những loại kính màu sắc lạ thì có thể bạn sẽ bị chóng mặt, gây nguy hiểm khi đi đường.
- Kính xanh và hổ phách là màu sắc có khả năng lọc tia UV tốt nhưng nó cũng có thể gây khó phân biệt màu sắc, đặc biệt là tín hiệu đèn giao thông. Nhưng bù lại nó giúp bạn nhìn vật thể ở xa dễ dàng hơn, ngay cả dưới ánh sáng mờ.
Kính màu xám thích hợp cho mọi hoạt động thường ngày, đồng thời vẫn đảm bảo thị lực tốt, màu sắc trung thực. Màu đỏ thích hợp với những nơi nắng gắt. Màu vàng nên dùng khi lái xe và đi biển
Ngoài ra, chúng ta còn có những loại tròng kính đổi màu tự động, đậm màu lên khi ra ngoài nắng (gọi là photochromic) cũng lọc được tia cực tím vì có chất lọc UV được tráng bên ngoài lớp kính. Tuy nhiên, khi lựa chọn loại kính này, bạn cần chú ý kiểm tra nhãn hiệu rất cẩn thận để tránh gặp phải hàng nhái, chất tráng bên ngoài bằng hóa chất không tốt gây hại cho mắt.
Khả năng chống chói – loá
- Dưới ánh nắng mặt trời, khả năng bạn bị lóa mắt khi ở ngoài đường là rất cao. Một số loại kính râm có khả năng chống lóa cực tốt, trong khi đó, có nhiều loại kính râm lại không có khả năng này.
- Về khái niệm chống lóa, bạn có thể hiểu rằng, mắt kính chống lóa là những mắt kính phân cực. Nó làm giảm chói, lóa bằng cách lọc ra ánh sáng phản chiếu khỏi vật thể. Ngoài ra, mắt chống lóa còn làm giảm sự mỏi mắt. Nếu bạn cẩn thận thì nên chọn loại mắt kính chống lóa, nó sẽ đảm bảo sự an toàn cho bạn khi điều khiển phương tiện giao thông trên đường trong những ngày hè nóng nực.
Kiểu dáng của kính râm
- Ngoài tất cả những điều trên, thì một điều nữa cũng quan trọng không kém đó là kiểu dáng kính râm. Kiểu dáng kính có thể sẽ tôn lên vẻ đẹp khuôn mặt bạn nhưng cũng có thể sẽ khiến mọi người nhìn bạn như “người ngoài hành tinh” vì thực sự nó không hợp với bạn chút nào.
- Để có thể chọn được kiểu dáng kính râm đẹp và phù hợp bạn đầu tiên bạn cần chú ý đến tỉ lệ khuôn mặt của bạn. Thường thì dáng kính ngược lại với dáng mặt sẽ giúp trở nên cân đối hơn. Ví dụ, nếu sở hữu khuôn mặt tròn thì bạn nên chọn kính gọng vuông, chữ nhật hay đa giác.
- Ngoài ra, những chiếc kính có đường cong, dáng tròn như kính chuồn chuồn sẽ làm mềm mại hơn khuôn mặt vuông, góc cạnh.
- Nếu là mặt dài bạn cần cân đối bằng chiếc kính hơi dài một chút. Kính có mắt và gọng to bản sẽ giúp che đi khuyết điểm của khuôn mặt.
Tròng kính mát làm bằng chất liệu gì?
Trướ đây, tròng kính râm chỉ đơn giản được làm bằng thủy tinh. Nhưng ngày nay, đa số những loại mắt kính tốt, bền hơn thì tròng kính đều được làm bằng plastic vì nó có tác dụng lọc tia cực tím. Loại plastic đặc biệt này được gọi là polycarbonate, có khả năng chịu được độ va chạm mạnh.
Có một loại kính đặc biệt tên là high index (rõ hơn là high index of refraction, nghĩa là chỉ số khúc xạ cao) có khả năng chống được lượng cực tím lớn và độ dày của kính cũng mỏng hơn.
Ngoài ra, trên thị trường còn có loại tròng kính gương có khả năng phản quang. Loại này có khả năng chặn ánh sáng tốt nhưng tác dụng chống tia UV không cao.
Chất lượng, xuất xứ của kính râm
- Có thể nói chất lượng và xuất xứ là một trong những điều vô cùng quan trọng khi bạn lựa chọn kính. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kính hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, nhưng vì mẫu mã đẹp, không khác nhiều so với một chiếc kính chính hãng là bao nhiều, giá cả lại rẻ nên khiến nhiều người “xiêu lòng”.
- Để có thể chọn được kiểu dáng kính râm đẹp và phù hợp bạn đầu tiên bạn cần chú ý đến tỉ lệ khuôn mặt của bạn. Thường thì dáng kính ngược lại với dáng mặt sẽ giúp trở nên cân đối hơn. Ví dụ, nếu sở hữu khuôn mặt tròn thì bạn nên chọn kính gọng vuông, chữ nhật hay đa giác.
- Ngoài ra, những chiếc kính có đường cong, dáng tròn như kính chuồn chuồn sẽ làm mềm mại hơn khuôn mặt vuông, góc cạnh.
- Nếu là mặt dài bạn cần cân đối bằng chiếc kính hơi dài một chút. Kính có mắt và gọng to bản sẽ giúp che đi khuyết điểm của khuôn mặt.
Một số lưu ý khi chọn mắt kính mát – kính râm:
- Hãy chọn loại kính râm có tròng lớn nhưng ôm vừa vặn với khuôn mặt, bao bọc quanh mắt để có thể ngăn cản ánh nắng mặt trời tốt hơn.
- Chọn kính có hình dáng đối nghịch với khuôn mặt của các ấy.
- Không bao giờ nhìn trực tiếp lên mặt trời, ngay cả khi đã đeo kính râm để tránh các bệnh mãn tính về mắt.
- Một số loại kính áp tròng cũng có khả năng chống tia UV nhưng do không bao quát cả mắt. Vì vậy, bạn vẫn nên sử dụng kính mát để mắt được bảo vệ toàn diện.